Logistic là gì? Vai trò, đặc điểm, quy trình hoạt động trong kinh doanh

Hoạt động logistics hiện nay là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Góp phần đảm bảo quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ diễn ra trơn tru và tiết kiệm nhất. Vậy logistic là gì? Có vai trò, đặc điểm gì trong hoạt động kinh doanh.

Cùng Ace Home tham khảo khái niệm logistic, vai trò, đặc điểm, quy trình hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa hiện nay.

Logistic là gì? Vai trò, đặc điểm, quy trình hoạt động trong kinh doanh

Xem thêm: Dịch vụ logistic là gì? Yếu tố, các loại hình dịch vụ logistic

Logistics là gì?

Logistics là quá trình quản lý và điều phối việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ sao cho hiệu quả và tiết kiệm.

Theo Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ (CSCMP), logistics bao gồm một dãy các hoạt động có tổ chức. Các hoạt động như lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy của hàng hóa. Các dịch vụ và thông tin trong chuỗi cung ứng. Đây là một phần không thể thiếu trong chuỗi này. Tập trung vào việc quản lý vận tải và kho bãi để tối ưu chi phí và tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hoạt động logistics không chỉ đơn thuần là vận chuyển hàng hóa. Mà còn bao hàm việc quản lý thông tin, xử lý đơn hàng và tối ưu hóa các quy trình liên quan. Nhằm bảo đảm hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời gian với chi phí hợp lý.

Nhìn chung, logistics là mắt xích quan trọng giúp chuỗi cung ứng vận hành suôn sẻ. Bảo đảm quá trình từ sản xuất đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Vai trò của Logistics trong kinh doanh

Logistic là gì? Vai trò, đặc điểm, quy trình hoạt động trong kinh doanh

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh. Việc quản lý logistics hiệu quả có thể giảm thiểu chi phí. Nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng và cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường:

Tối ưu hóa vận chuyển và lưu trữ

Logistics giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí bằng cách lập kế hoạch và quản lý tuyến đường vận chuyển. Giảm thiểu tồn kho và chi phí lưu kho. Việc sử dụng hệ thống quản lý kho (WMS) và quản lý vận tải (TMS) giúp các doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Hàng hóa luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc tối ưu vận chuyển đa phương thức (đường bộ, đường biển, đường hàng không). Giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian đáng kể.

Đảm bảo luồng hàng hóa liên tục

Logistics là mạch máu của chuỗi cung ứng, duy trì dòng chảy hàng hóa liên tục và đúng thời gian. Bao gồm từ nhà cung cấp đến tay khách hàng. Một chuỗi logistics hiệu quả giúp tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Giảm thiểu rủi ro do các sự cố bất ngờ như thiên tai hay biến động thị trường. Theo quyết định số 169/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, chuỗi dịch vụ logistics có tiềm năng đóng góp từ 5 – 10% vào GDP đến năm 2030. Minh chứng cho tầm quan trọng của ngành này đối với nền kinh tế. Do đó, đầu tư vào logistics chính là chiến lược dài hạn và bền vững của doanh nghiệp.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Trong thời đại thương mại điện tử phát triển, logistics không chỉ là vận chuyển hàng hóa mà còn là yếu tố quyết định trải nghiệm khách hàng. Theo nghiên cứu, 37% người tiêu dùng sẽ chuyển sang thương hiệu khác nếu gặp tình trạng hết hàng. Một hệ thống logistics tốt giúp giao hàng nhanh chóng, chính xác và minh bạch. Từ đó nâng cao sự hài lòng và lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó, logistics cũng hướng đến phát triển bền vững thông qua việc áp dụng công nghệ xanh và tối ưu hóa quy trình vận chuyển nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững và mở rộng thị trường một cách hiệu quả.

Đặc điểm của dịch vụ Logistic

Dịch vụ Logistics là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò thiết yếu. Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, dịch vụ này chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật với những đặc điểm nổi bật sau:

Do thương nhân thực hiện

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Nhằm đáp ứng các điều kiện về trang thiết bị, phương tiện và nhân sự theo quy mô hoạt động. Họ không can thiệp vào chất lượng hay mẫu mã sản phẩm mà tập trung vào việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đa dạng, nhiều doanh nghiệp còn liên kết với bên thứ ba (3PL). Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cụ thể để giới hạn. Đảm bảo trách nhiệm của các thương nhân trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát.

Logistic là gì? Vai trò, đặc điểm, quy trình hoạt động trong kinh doanh
Dịch vụ Logistic thường do thương nhân thực hiện

Dịch vụ có độ hoàn thiện cao

Dịch vụ Logistics không chỉ dừng lại ở vận tải hay lưu kho. Mà nó còn bao trùm toàn bộ chuỗi cung ứng, từ quản lý nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất, đến phân phối sản phẩm cuối cùng. Với tính hoàn thiện cao, Logistics được triển khai theo một quy trình khép kín. Đảm bảo hàng hóa được luân chuyển một cách hiệu quả và an toàn. Theo thống kê, việc áp dụng dịch vụ logistics hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm từ 10-20% chi phí vận hành.

Được thực hiện bởi hợp đồng

Tất cả các dịch vụ Logistics đều phải dựa trên hợp đồng rõ ràng giữa các bên. Trong hợp đồng, các điều khoản về trách nhiệm, quyền lợi và chế độ bồi thường cần được ghi cụ thể để tránh tranh chấp. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, hợp đồng có thể phức tạp hoặc đơn giản. Nhưng luôn phải đảm bảo tính minh bạch và sự cam kết giữa các bên.

Yếu tố quan trọng với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp biết cách ứng dụng dịch vụ logistics hiệu quả sẽ không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tăng khả năng phản ứng nhanh với thị trường. Từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh một cách rõ rệt.

Quy trình hoạt động của Logistic

Quy trình logistics hoạt động bao gồm nhiều bước liên kết chặt chẽ. Nhằm đảm bảo hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả nhất

  • Nhận và xử lý đơn hàng.Tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra thông tin và xác nhận đơn hàng.
  • Lưu trữ và quản lý kho. Nhập kho, sắp xếp và quản lý hàng hóa theo mã để dễ dàng theo dõi và xuất kho.
  • Quản lý hàng tồn kho. Dự báo nhu cầu và kiểm soát lượng hàng để tránh thiếu hụt hoặc tồn kho quá mức.
  • Vận chuyển và giao hàng. Lập kế hoạch tuyến đường, chọn phương tiện phù hợp. Giám sát quá trình vận chuyển.
  • Đóng gói, ghi mã và làm thủ tục hải quan. Đảm bảo giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí cho hàng xuất nhập khẩu.
  • Quản lý chuỗi cung ứng. Điều phối từ khâu mua nguyên liệu đầu vào đến khi giao hàng tận tay khách.
  • Thu gom, phân loại và xử lý đơn hàng.

Logistic là gì? Vai trò, đặc điểm, quy trình hoạt động trong kinh doanh

Kết luận

Có thể thấy, logistics là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Từ khâu nhận và xử lý đơn hàng, quản lý kho bãi đến vận chuyển và phân phối. Mỗi bước trong quy trình logistics đều đòi hỏi sự chính xác và chuyên nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, việc lựa chọn dịch vụ logistics uy tín như của Ace Home sẽ là giải pháp toàn diện, đảm bảo chuỗi cung ứng luôn thông suốt và hiệu quả.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò và quy trình của logistic. Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh trong tương lai!

1 bình luận về “Logistic là gì? Vai trò, đặc điểm, quy trình hoạt động trong kinh doanh

  1. Pingback: Chuỗi cung ứng (Supply chain) và logistics xu hướng năm 2025

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *