Dịch vụ Fulfillment: Đối tượng và các loại hình phổ biến

Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử, thì dịch vụ fulfillment chính là chìa khóa mang lại sự uy tín cho thương hiệu của bạn.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp thông tin về đối tượng phù hợp với dịch vụ. Những loại hình dịch vụ fulfillment phổ biến và cách xác định các tiêu chí để xác hình loại hình dịch vụ fulfillment hoàn hảo.

Dịch vụ fulfillment: đối tượng và các loại hình phổ biến

Xem thêm: Dịch vụ fulfillment cho thuê kho là gì? Những điều khách hàng cần biết về quy trình vận hành kho fulfillment

Đối tượng sử dụng dịch vụ fulfillment

Dịch vụ Fulfillment phù hợp với mọi doanh nghiệp có nhu cầu quản lý kho bãi. Các đơn hàng cần xử lý và giao vận chuyên nghiệp. Các nhóm đối tượng chính bao gồm:

  • Doanh nghiệp thương mại điện tử (E-commerce): Các công ty kinh doanh trên Shopee, Lazada, Tiki, Amazon, Shopify. Hoặc website riêng cần tối ưu quy trình xử lý đơn hàng, đặc biệt trong các mùa cao điểm.
  • Nhà bán hàng trên mạng xã hội: Cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh qua Facebook, Instagram, TikTok Shop, v.v. Mong muốn chuyên nghiệp hóa quy trình giao hàng.
  • Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu: Cần thuê ngoài dịch vụ kho bãi và logistics để tập trung vào sản xuất, tránh chi phí vận hành cao.
  • Doanh nghiệp bán lẻ (Retailers): Chuỗi cửa hàng, shop online muốn tối ưu hóa quy trình lưu kho và giao hàng.
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) & Startup: Những đơn vị có ngân sách hạn chế, muốn tiết kiệm chi phí kho bãi và nhân sự logistics.
  • Thương hiệu lớn & công ty đa quốc gia: Cần tối ưu chuỗi cung ứng, đặc biệt trong vận chuyển xuyên biên giới hoặc giữa các chi nhánh.
Dịch vụ fulfillment: Đối tượng và các loại hình phổ biến
Các đối tượng dịch vụ fulfillment hiện nay

Các loại hình dịch vụ order fulfillment phổ biến

Dịch vụ fulfillment là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình lưu kho, xử lý đơn hàng và giao vận. Tùy vào quy mô và nhu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các mô hình fulfillment sau:

Dropshipping – Không cần tồn kho

Dịch vụ fulfillment: đối tượng và các loại hình phổ biến
Dropshipping – Không cần tồn kho

Doanh nghiệp không cần sở hữu hàng hóa, đơn hàng sẽ được gửi trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng. Cụ thể các nhà bán lẻ bán sản phẩm không cần lưu kho. Thay vào đó, dịch vụ fulfillment được xử lý bởi nhà cung cấp hoặc bên thứ ba khi có đơn hàng. Các nhà bán lẻ có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm mà không cần lưu kho.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn hạn chế. Họ thường tập trung vào bán hàng trực tuyến thường nên chọn mô hình dropshipping để hoàn tất đơn hàng.

  • Ưu điểm: Không cần đầu tư kho bãi, giảm chi phí vận hành, phù hợp với cá nhân hoặc startup.
  • Nhược điểm: Khó kiểm soát được chất lượng hàng hóa, còn phụ thuộc vào nhà cung cấp.

In-House Fulfillment – Tự vận hành

Dịch vụ fulfillment: đối tượng và các loại hình phổ biến
In-House Fulfillment – Tự vận hành

Hay còn gọi là Self Fulfillment, doanh nghiệp tự quản lý toàn bộ quá trình lưu kho, đóng gói và vận chuyển. Doanh nghiệp có thể kiểm soát trực tiếp toàn bộ quy trình giao nhận.

Mô hình fulfillment này thường phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, In-House Fulfillment cũng được cân nhắc cho các doanh nghiệp mới thành lập. Do họ có khối lượng đơn hàng chưa nhiều. Có nguồn lực ổn định để quản lý kho, xử lý và giao nhận đơn hàng.

  • Ưu điểm: Kiểm soát hoàn toàn quy trình fulfillment, linh hoạt trong xử lý đơn hàng.
  • Nhược điểm: Chi phí cao, khó mở rộng quy mô khi đơn hàng tăng nhanh.

Outsourced Fulfillment (3PL) – Thuê ngoài

Dịch vụ fulfillment: đối tượng và các loại hình phổ biến
Outsourced Fulfillment (3PL) – Thuê ngoài

Công ty fulfillment sẽ thay doanh nghiệp xử lý kho bãi, quản lý đơn hàng và giao vận. Thuê ngoài (3PL) là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp không có nguồn lực để thực hiện đơn hàng nội bộ. Giải pháp này phù hợp nhất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn thuê ngoài. Theo số liệu của IDC, hơn 17% doanh nghiệp Việt Nam đã thuê ngoài dịch vụ fulfillment. Họ có thể tập trung vào các hoạt động cốt lõi như phát triển sản phẩm, tiếp thị, bán hàng, v.v. 

  • Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, tối ưu quy trình giao hàng nhờ hệ thống tự động hóa.
  • Nhược điểm: Phụ thuộc vào đối tác, ít kiểm soát chất lượng giao hàng.

Fulfillment Kết hợp – Linh hoạt theo nhu cầu

Dịch vụ fulfillment: đối tượng và các loại hình phổ biến
Fulfillment Kết hợp

Doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều mô hình fulfillment để tối ưu vận hành. Chẳng hạn như tự quản lý hàng hóa chủ lực và thuê ngoài cho thị trường xa.

  • Ưu điểm: Linh hoạt, tối ưu chi phí.
  • Nhược điểm: Quản lý phức tạp, cần hệ thống giám sát hàng tồn kho hiệu quả.

Marketplace Fulfillment và In-store Fulfillment

Marketplace fulfillment: Cho phép doanh nghiệp thuê ngoài toàn bộ quy trình dịch vụ fulfillment thông qua các nền tảng TMĐT. Các sàn chịu trách nhiệm lưu kho, đóng gói, vận chuyển và xử lý hàng trả lại.

  • Ưu điểm: khả năng tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ.
  • Nhược điểm: Chi phí cao, ít kiểm soát quy trình vận hành và phụ thuộc vào sàn thương mại điện tử.

In-store fulfillment: Mô hình fulfillment tận dụng các cửa hàng bán lẻ truyền thống làm trung tâm xử lý đơn hàng trực tuyến. Từ đó, giảm thời gian vận chuyển cho khách hàng nội địa. Đây là giải pháp cho các chuỗi bán lẻ lâu đời muốn mở rộng sang thương mại điện tử. Không cần đầu tư vào kho hàng chuyên biệt.

  • Ưu điểm: Giảm thời gian giao hàng, tận dụng hạ tầng sẵn có mà không cần đầu tư lớn.
  • Nhược điểm: Hạn chế không gian lưu trữ và có thể ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ trực tiếp

Làm thế nào để xác định loại hình dịch vụ fulfillment phù hợp cho doanh nghiệp?

Xác định loại hình dịch vụ fulfillment phù hợp bao gồm việc đánh giá một số yếu tố chính về doanh nghiệp, sản phẩm và kỳ vọng của thị trường. Sau đây là cách tiếp cận có cấu trúc để giúp bạn quyết định chiến lược hoàn tất hiệu quả:

Tiêu chí/ Yếu tố Cụ thể
1

Đánh giá nhu cầu và mục tiêu kinh doanh

  • Quy mô doanh nghiệp: Xem xét quy mô và tiềm năng tăng trưởng. Công ty khởi nghiệp nhỏ có thể tự xử lý đơn hàng, nhưng doanh nghiệp lớn có thể cần giải pháp phức tạp như 3PL.
  • Nguồn tài chính: Đánh giá ngân sách cho hậu cần và hoàn thiện; thuê ngoài có thể đòi hỏi ít đầu tư ban đầu hơn so với việc xây dựng kho riêng.
2 Hiểu rõ sản phẩm của bạn
  • Loại và kích thước sản phẩm: Các mặt hàng cồng kềnh hoặc dễ vỡ có yêu cầu đóng gói và vận chuyển đặc thù.
  • Khối lượng tồn kho & tỷ lệ luân chuyển: Sản phẩm có khối lượng lớn hoặc luân chuyển nhanh cần dịch vụ fulfillment gần thị trường chính. Nhằm giảm thời gian và chi phí vận chuyển.
3

Phân tích thông tin khách hàng

  • Tốc độ vận chuyển: Khách hàng ngày càng mong muốn giao hàng nhanh chóng. Do đó cần lựa chọn giải pháp hoàn tất đơn hàng xử lý nhanh.
  • Phạm vi địa lý: Nếu khách hàng phân bố rộng rãi, chiến lược cần có nhiều trung tâm phân phối để đảm bảo hiệu quả dịch vụ.
4

Tính linh hoạt & khả năng mở rộng hoạt động

  • Biến động theo mùa: Chiến lược hoàn tất cần có khả năng điều chỉnh linh hoạt theo đợt tăng đột biến trong mùa.
  • Kế hoạch mở rộng thị trường: Nếu có kế hoạch mở rộng, hãy cân nhắc hợp tác với bên cung cấp dịch vụ hậu cần 3PL toàn cầu.
5

Đánh giá năng lực công nghệ & tích hợp

  • Tích hợp nền tảng thương mại điện tử: Đảm bảo dịch vụ fulfillment tích hợp liền mạch với nền tảng thương mại điện tử của bạn.
  • Truy cập dữ liệu thời gian thực: Quản lý đơn hàng và kiểm kê hiệu quả nhờ dữ liệu theo thời gian thực.
6

So sánh các phương pháp thực hiện

  • In-House Fulfillment: Phù hợp với doanh nghiệp cần kiểm soát hoàn toàn hàng tồn kho và trải nghiệm khách hàng
  • Logistics 3PL: Giúp mở rộng quy mô hoạt động mà không cần quản lý từng chi tiết hậu cần. Mở rộng phạm vi với phí vận chuyển thấp hơn.
  • Dropshipping: Thích hợp nếu bạn muốn tránh xử lý hàng tồn kho.
7

Tuân thủ quy định & hậu cần

Cân nhắc các yêu cầu pháp lý và quy định về địa điểm, cách thức lưu trữ và vận chuyển sản phẩm. Đặc biệt đối với các mặt hàng bị hạn chế.
8

Phù hợp chiến lược dài hạn

Đánh giá sự phù hợp của từng lựa chọn với mục tiêu kinh doanh dài hạn. Xem xét tính linh hoạt, hiệu quả chi phí và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi.
9

Phân tích Chi phí – Lợi ích

Cân nhắc chi phí ban đầu và chi phí liên tục so với lợi ích, tiết kiệm tiềm năng. Bao gồm cả các chi phí ẩn như xử lý hàng trả lại và hao hụt hàng tồn kho.

Các Tiêu chí/ Yếu tố xác định loại hình dịch vụ fulfillment phù hợp

Xem thêm: 5 Lợi ích của dịch vụ fulfillment đối với doanh nghiệp

Kết luận

Tốc độ và chính xác trong bán hàng đòi hỏi doanh nghiệp nên áp dụng dịch vụ fulfillment phù hợp. Việc chọn lựa đúng dịch vụ, giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ hiện tại. Với hệ thống quản lý kho thông minh của Ace Home, các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết. Cùng quy trình fulfillment của chúng tôi để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.

2 bình luận về “Dịch vụ Fulfillment: Đối tượng và các loại hình phổ biến

  1. Pingback: Dịch vụ fulfillment cho thuê kho là gì? Quy trình vận hành?

  2. Pingback: 5 Lợi ích của dịch vụ Fulfillment đối với doanh nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *